Đăng ký Đăng nhập Đăng tin mua bán xe

Ô tô nhập khẩu phân khúc hạng sang dần khan hiếm

12/04/2018

Nghị định 116 và Thông tư 03/2018 là những rào cản hành chính mà doanh nghiệp nhập khẩu ô tô cần vượt qua. Các quy định mới này khiến số lượng xe sang nhập ngoài khối ASEAN sụt giảm mạnh.

Các doanh nghiệp chỉ chọn nhập khẩu trong phân khúc xe sang

Các doanh nghiệp chỉ chọn nhập khẩu nguyên chiếc đối với phân khúc xe sang 1

Ô tô nhập khẩu phân khúc hạng sang dần khan hiếm

Những dòng ô tô ở phân khúc phổ thông hiện đã có nhà máy ở Việt Nam, Thái Lan và Indonesia để đáp ứng nhu cầu cho thị trường Đông Nam Á. Trong khi đó, các hãng xe sang chỉ chọn duy nhất hình thức nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vào thị trường Việt Nam.

Điều đáng nói ở đây là các dòng xe sang chủ yếu có xuất xứ ngoài khối ASEAN, điển hình là hầu hết các hãng ô tô cao cấp đều đến từ châu Âu, gồm Bentley, Maserati, Lamborghini, Porsche, Audi, BMW, Jaguar Land Rover, Volvo…, một nhóm nhỏ thuộc Nhật Bản là dòng Lexus và Infiniti. Một bộ phận nhỏ vẫn chưa có nhà phân phối chính thức bao gồm Chrysler, Lincoln, Cadillac, Alfa Romeo, Acura (thương hiệu xe sang thuộc Honda)…

Duy nhất có hãng xe sang từ Đức là Mercedes-Benz sở hữu nhà máy tại Việt Nam để lắp ráp SUV 5 chỗ - GLC và dòng sedan các cỡ (C-Class, E-Class, S-Class). Còn các dòng khác hãng đều nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài.

Giai đoạn thử thách đối với xe sang

Giai đoạn thử thách đối với xe sang 3

Thực trạng cho thấy, ô tô cao cấp ở thị trường Việt Nam đang ở tình trạng khan hàng, giá xe bị đẩy lên cao, cùng với rào cản hành chính từ Nghị định 116… đặt ra bài toán hóc búa cho các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô nguyên chiếc.

Ở các đại lý, các dòng ô tô xuất xứ châu Âu phải mất 5 tháng mới đến được tay khách hàng kể từ khi hai bên ký hợp đồng. Do đó, trong tương lai gần, phân khúc xe sang sẽ ảm đạm hơn bao giờ hết.

Bài toán nhập khẩu ô tô cao cấp ngoại khối ASEAN

Mặc dù Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 03/2018 nhằm hướng dẫn thực hiện Nghị định 116 nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể thực hiện đầy đủ các quy định được yêu cầu.

Ở thời điểm hiện tại, Lexus đã dừng việc sản xuất xe cho thị trường ô tô Việt để có thể hoàn tất mọi thủ tục. Trong khi đó Infiniti, Maserati, Volvo và nhiều thương hiệu khác đang dần hoàn thành hồ sơ nhập khẩu các mẫu xe mới. Audi may mắn hơn khi đã nhập khẩu 400 chiếc dành cho hội nghị APEC 2017 tại Việt Nam, giúp hãng này tạm không lo nhiều về nguồn cung cho thị trường trong thời gian ngắn.

Thêm vào đó, THACO là nhà phân phối chính thức của BMW và MINI, lại ủng hộ việc siết chặt quản lý ô tô nhập khẩu. Mặt khác, BMW đã có nhiều nhà máy trong khu vực ASEAN nên không thể đặt nhà máy lắp ráp tại Việt Nam.   

Lô ô tô đầu tiên THACO nhập khẩu kể từ khi chính thức trở thành nhà phân phối chính thức của BMW và MINI từ tháng 1/2018 có số lượng nhỏ, gồm 306 chiếc BMW và 52 chiếc MINI với nhiều phân khúc khác nhau. Cụ thể, lô hành gồm sedan 3-series, 4-series, 5-series và 6-series, M2/M4, và các dòng xe địa hình từ X3 đến X6. Do đó, để đáp ứng nhu cầu nội địa, THACO cũng buộc phải nhập khẩu BMW và MINI.

Ô tô nhập khẩu phân khúc hạng sang dần khan hiếm 2

Mercedes- Benz lại chiếm ưu thế khi mà các sản phẩm lắp ráp nội địa phong phú, gồm tất cả dòng sedan loại C-Class, E-Class và S-Class, cùng mẫu xe đa dụng GLC có thể đáp ứng được nhu cầu ở thị trường Việt Nam. Hiện, Mercedes-Benz đang dần chiếm lĩnh thị trường với kỷ lục lập ra: hơn 1.400 chiếc được bán ra trong 3 tháng đầu năm 2018.

Do các yếu tố thị trường tác động như giá trị sản phẩm lớn và doanh số chưa cao khiến nhiều doanh nghiệp phân khúc xe sang và siêu sang chọn loại hình nhập khẩu nguyên chiếc chứ không chọn đầu tư nhà máy sản xuất trong nước. Vì vậy, thời gian tới người tiêu dùng có ít sự lựa chọn hơn trong phân khúc này.

Nguồn: dantri.com.vn

Tin đã lưu